Cập nhật mới nhất vào: Tháng Một 25, 2024 by Duy Alex
Trong bài viết này Duyalex sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập giao diện Shopify. Đây là một phần rất quan trọng, giúp cho trang web bán hàng trở nên thân thiện và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Trước tiên bạn cần theo dõi từ bài viết ” Đăng kí tài khoản Shopify“. Sau đó bạn sẽ tiến hành làm theo các bước dưới đây:
- Bước 1:
- Bước 2: Tối ưu tiêu đề và mô tả cho website:
Một số lưu ý tại bước này:
(1). Title and meta description:
– Homepage title: Nhập tiêu đề trang web. Nên chứa từ khóa chính của website
– Homepage meta description: Viết một đoạn mô tả ngắn về website của bạn. Đoạn mô tả này sẽ được hiện trên kết quả tìm kiếm. Vì vậy bạn cần viết ngắn gọn và hấp dẫn. Nó sẽ làm tăng tỉ lệ click chuột của khách hàng.
(2). Google Analytics: Đây là đoạn mã trong dịch vụ Google Analytics, nó giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập và rất nhiều thống kế khác như: vị trí, thiết bị truy cập, thời gian…Từ đó bạn có thể điều chỉnh các chiến lược quảng bá website của mình.
(3). Facebook Pixel: Đây là một đoạn mã trong dịch vụ của Facebook Advertising. Nó thống kê những khách hàng đã truy cập vào trang web của bạn. Từ đó bạn có một tập khách hàng để thực hiện chiến lược tiếp thị lại sau này.
(4). Password Page: Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn muốn những người truy cập vào website của bạn cần có “chìa khóa” thì mới có thể vào được. Tại đây bạn sẽ thiết lập mật khẩu cho nó. Tuy nhiên, thông thường bạn nên bỏ chọn phần Enable Password Page đi.
(5). Bạn bấm vào nút Save để lưu lại.
- Bước 3: Vào phần quản lí giao diện Shopify
Một số lưu ý tại bước này:
(1). Online store: Bạn click vào biểu tượng Online Store trong menu bên trái
(2). Sau đó vào danh mục Themes
(3). Click vào nút Visit Theme Store phía trên bên phải màn hình
- Bước 4: Lựa chọn giao diện cho Shopify
- Bước 5: Cài đặt giao diện đã chọn:
- Bước 6: Chọn Publish my store’s theme
- Bước 7: Tối ưu và thay đổi thông số của giao diện Shopify
- Vào Customize theme:
- Thay đổi hiển thị trong giao diện Shopify. Tab Sections
Một số lưu ý tại bước này:
(1). Slideshow: Chỉnh sửa phần trình diễn hình ảnh trên trang chủ. Bạn có thể thêm/ bớt, chỉnh thời gian chạy, số lượng hình ảnh…
(2). Featured collections: Lựa chọn những danh mục nào được xuất hiện trên trang chủ.
(3). Collection rows: Số sản phẩm trong phần danh mục được xuất hiện trên trang chủ.
(4). Talk about your brand: Một đoạn mô tả hoặc giới thiệu về thương hiệu của bạn. Bạn có thể để hoặc xóa nó.
(5). Add section: Ngoài những phần mặc định ở trên, bạn hoàn toàn có thể thêm những thành phần khác cho trang chủ của mình.
(6). Header: Tùy chỉnh phần đầu trang.
(7). Footer: Tùy chỉnh phần cuối trang.
- Tùy biến trong Tab General settings:
Một số lưu ý tại bước này:
(1). Color: Điều chỉnh màu sắc của các thành phần trong website: Màu nền, màu của chữ, màu phần Header/ Footer…
(2). Typography: Tùy chỉnh Font chữ và kích thước chữ
(3). Favicon: Thay đổi biểu tượng của trang web trên thanh tiêu đề của trình duyệt web.
(4). Cart: Thay đổi giao diện trong phần giỏ hàng.
(5). Social media: Nhập đường dẫn đến các trang mạng xã hội của bạn.
(6). Price format: Định dạng về giá cho sản phẩm
(7). Checkout: Tùy chỉnh giao diện cho trang thanh toán.
Bạn có thể xem thêm tại đây:
Hướng dẫn Shopify – Những kỹ thuật nâng cao
Tháng tám 8, 2021[…] Cài đặt giao diện và tối ưu giao diện Shopify […]
Dao Trung Kien
Tháng ba 13, 2019Bài viết rất hay. Cảm ơn duyalex
ryan
Tháng hai 23, 2019xin cho toi hoi , tai sao fb ket noi voi shopify roi nhung trang fb page ban hang khong hien len cac san pham minh muon ban. xin cho biet cach nao de khac phuc . cam on nhieu
Duyalex
Tháng hai 23, 2019Bạn chờ 24-48h sau nhé