Thanh toán quốc tế

Căn bản về cổng thanh toán Quốc Tế

Cập nhật mới nhất vào: Tháng Một 25, 2024 by Duy Alex

Gần đây có nhiều bạn mới tìm hiểu về kinh doanh online nói chung và Dropshipping nói riêng đặt nhiều câu hỏi cho Duy Alex về cổng thanh toán. Những câu hỏi rất căn bản này nếu tìm trên Google sẽ có rất nhiều, nhưng để đỡ tốn thời gian của các bạn và của mình hôm nay mình sẽ viết một bài để giúp những người mới tìm hiểu rõ hơn về vấn đề cổng thanh toán quốc tế.

Trong các giao dịch hằng ngày trên Internet có liên quan đến tiền chắc chắn phải thông qua giao dịch thanh toán. Ở Việt Nam, do thói quen sử dụng tiền mặt là chủ yếu nên hầu hết người mua thường chọn phương thức nhận hàng – thanh toán (COD). Phương thức này nhìn thì có vẻ an toàn vì người mua kiểm tra hàng rồi mới thanh toán, song lại rất rủi ro nếu như sau thời điểm thanh toán mà sản phẩm mới có vấn đề. Lúc này người bán đã cầm tiền trong tay, nếu muốn đổi trả thì khách hàng phải gửi lại cho họ và chờ đợi. Điều này có nghĩa là người bán nắm đằng chuôi, việc họ xử lý như thế nào thì phụ thuộc vào độ uy tín của họ. Chính vì vậy, đã nảy sinh một nhu cầu cần có một dịch vụ nhận tiền hộ cho người bán bất chấp khoảng cách địa lý và đảm bảo cho người mua nếu như người bán không đúng cam kết thì tiền sẽ được hoàn trả lại, đó là cổng thanh toán

Cổng thanh toán là gì?

Là một dịch vụ trung gian cho phép chuyển và nhận tiền từ người này sang người khác thông qua mạng internet. Cổng thanh toán giúp cho người bán có thể nhận được tiền từ mọi quốc gia (trừ những nước chưa cho phép) thông qua liên kết với tài khoản ngân hàng, đồng thời giúp cho khách hàng thanh toán nhanh nhất, an toàn nhất thông qua thời gian lưu trữ cũng như xác minh tính minh bạch của người bán..

Khi khách hàng hoàn thành một lệnh chuyển tiền, tiền sẽ được lưu lại trên cổng thanh toán một thời gian nhất định sau đó người bán mới có thể nhận được. Việc này nhằm mục đích xác minh các cam kết của người bán như: thời gian giao hàng, chất lượng, chủng loại… Một số cổng thanh toán không tạm giữ tiền thì có nghĩa là trước đó họ đã đánh giá và có các ràng buộc pháp lý đối với người bán. (Tôi sẽ nói ở phần dưới đây)

Chức năng của cổng thanh toán:

  • Nhận thông thanh toán thông qua website
  • Xử lý và xác minh thông tin của người nhận
  • Trả lại người gửi nếu không đạt yêu cầu
  • Chuyển về tài khoản ngân hàng cho người nhận nếu xử lý thành công
cong thanh toan la gi
Hoạt động của cổng thanh toán

Phân loại các cổng thanh toán quốc tế

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ thanh toán khác nhau như  Paypal, Payoneer, 2 Checkout, Stripe… tuy nhiên để hiểu nguyên lý hoạt động của nó chúng ta phải phân loại chúng. Dựa vào nguyên tắc xử lý, tôi tạm chia thành 2 loại như sau:

Cổng thanh toán có lưu giữ

Đặc điểm của cổng này là khi khách hàng nhấn vào nút thanh toán trên trang bán hàng sẽ được chuyển hướng đến trang của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP). Tại đây, khách hàng điền vào chi tiết thanh toán của mình, và sau khi thanh toán sẽ được chuyển hướng trở lại trang web của bạn để hoàn tất quy trình thanh toán. Điển hình của cổng thanh toán được lưu trữ này là: Paypal, 2 Checkout.

Ưu điểm:

– Bảo mật – giao dịch bảo vệ chống gian lận dành cho khách hàng

– Đơn giản – hầu hết người dùng đều quen thuộc với loại cổng thanh toán này và họ dễ dàng thiết lập

– Dễ đăng ký đối với người bán hàng

Nhược điểm:

– Vì dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng cho nên người bán cần chờ một khoảng thời gian nhất định mới có thể nhận được tiền để sử dụng.

– Đối với những khách hàng không có hiểu biết nhất định thì họ thường thấy không yên tâm khi bị chuyển hướng đến một trang khác lúc thanh toán.

Cổng thanh toán tự không lưu giữ

Với loại cổng này, người bán sẽ nhận được thanh toán trong ngày và chi tiết thanh toán được thu thập từ khách hàng trong trang web bán hàng của bạn. Sau khi nhận được các thông tin thanh toán của khách hàng, dữ liệu sẽ được gửi đi đến nhà cung cấp dịch vụ. Như vậy khách hàng không bị chuyển hướng đến một trang khác mà nhập thông tin thẻ thanh toán ngay tại trang bán hàng. Điển hình của cổng này là Stripe.
Ưu điểm:

– Trải nghiệm khách hàng tốt – toàn bộ giao dịch được hoàn thành ở một nơi

– Người bán có quyền kiểm soát quá trình thanh toán

– Người bán nhận được khoản thanh toán sớm

Nhược điểm:

– Đăng ký khó vì chỉ được chấp nhận ở những quốc gia nhất định. Ví dụ như Stripe hiện chỉ hoạt động ở 26 quốc gia như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật…

– Thông thường các cổng tự lưu trữ không có nhóm hỗ trợ kỹ thuật mà bạn có thể dựa vào hệ thống bị lỗi. 

Master card/ Visa card là gì?

Master card/ Visa card là hai tổ chức dịch vụ tài chính quốc tế xử lý các giao dịch trên thẻ thanh toán liên kết với các ngân hàng địa phương. Khi bạn thấy biểu tượng MasterCard hoặc Visa card ở góc dưới cùng của thẻ điều đó có nghĩa là bạn đã đăng ký được với dịch vụ này thông qua ngân hàng mà bạn đã mở tài khoản.
Master card/ Visa card không tự phát hành thẻ mà nó hợp tác với các tổ chức tài chính khác để thiết lập các phương tiện thanh toán cho thẻ mà họ cung cấp.

Thẻ thanh toán quốc tế

Thẻ thanh toán quốc tế có hai loại đó là Credit (thẻ tín dụng) và Debit (thẻ ghi nợ). Thông thường khi chúng ta lên ngân hàng đăng ký là thẻ Debit, với thẻ này bạn cần nạp tiền vào mới có thể sử dụng được và không cần chứng minh thu nhập. Đối với Credit bạn có thể sử dụng trước số tiền nằm trong hạn mức tín dụng sau đó trả lại cho ngân hàng gốc và lãi, tuy nhiên phải chứng minh thu nhập để sở hữu thẻ này.
Ngoài ra, đối với tài khoản Debit, bạn có thể đăng ký thẻ ảo để sử dụng vào mục đích mua hàng hoặc liên kết với cổng thanh toán. Tài khoản ảo đăng ký nhanh và không định danh cho nên bạn không rút được tiền theo cách thông thường. 

Bạn cần phải trang bị gì khi bắt đầu kiếm tiền trên Internet?

  • Việc đầu tiên là bạn lên bất kì ngân hàng nào để mở một thẻ thanh toán quốc tế Visa card hoặc Master card. Thời gian nhận được thẻ thường mất khoảng 1 tuần, đối với ngân hàng ACB thì khoảng 30 phút. 
  • Đăng ký cổng thanh toán như: Paypal, 2Checkout, Payoneer…và liên kết với Visa card hoặc Master card.  Sau khi bạn nhận được tiền về cổng thanh toán rồi từ cổng thanh toán mới chuyển về thẻ thanh toán quốc tế của bạn, lúc này bạn mới có thể rút được. 

Như vậy tôi đã giới thiệu với bạn sơ lược về vấn đề cổng thanh toán quốc tế một cách căn bản. Hiện tại khi chúng ta ở Việt Nam thì Paypal, 2Checkout vẫn là hai cổng thanh toán phổ biến khi bạn nhận thanh toán toàn cầu. Ngoài ra, bạn cung nên đăng ký thêm cổng Payoneer, cổng này cũng có chức năng thanh toán và nhận tiền. Bạn tham khảo tại đây.
Video chi tiết về cổng thanh toán Quốc tế:

[Duy Alex]

5/5 - (3 bình chọn)

Thân tặng bạn cuốn Ebook về Dropshipping với Tiktok!

Tải xuống và thực hành nhé.

Gửi nhận xét của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *