Cập nhật mới nhất vào: Tháng Một 25, 2024 by Duy Alex
Một trong những câu hỏi mà tôi nhận được nhiều nhất từ những người mới bắt đầu tìm hiểu là “Dropshipping có hợp pháp không?” và “cần những loại giấy tờ gì?”. Bài viết này tôi sẽ lý giải để bạn yên tâm và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện.
Nội dung chính
Dropshipping là gì?
Dropshipping là một mô hình kinh doanh trực tuyến mà bạn không cần phải nhập hàng hóa về kho. Sau khi nhận được đơn hàng, bạn sẽ chuyển đơn hàng đó đến nhà cung cấp mà bạn chọn, họ sẽ vận chuyển sản phẩm đó đến khách hàng của bạn. Khoảng chênh lệch giữa giá bạn bán với giá bạn trả cho nhà cung cấp là lợi nhuận của bạn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về 5 bước để bắt đầu kinh doanh Dropshippinng.
Dropshipping có hợp pháp không?
Từ khái niệm trên, nói một cách ngắn gọn thì Dropshipping là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta phải kinh doanh một cách hợp pháp, tôi sẽ đề cập ở các mục dưới đây.
Dropshipping có cần giấy phép kinh doanh không?
Giấy phép kinh doanh là không bắt buộc đối với mô hình kinh doanh Dropshipping.
Tuy nhiên nếu có thể đăng ký doanh nghiệp ở một quốc gia nào đó thì bạn sẽ nhận được một số những thuận lợi nhất định:
- Thành lập tài khoản ngân hàng và các cổng thanh toán tại các quốc gia được hỗ trợ như: Stripe, Paypal business…
- Nếu bạn gặp vấn đề về kiện tụng pháp lý, nếu là cá nhân thì bạn sẽ chịu trách nhiệm về cá nhân, nếu là doanh nghiệp thì nó sẽ chịu trách nhiệm.
- Khách hàng sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn nếu như bạn là một doanh nghiệp cụ thể.
Như vậy thì việc đăng ký kinh doanh là việc không cần thiết khi kinh doanh Dropshipping ở quy mô vừa và nhỏ. Trường hợp bạn muốn phát triển lớn mạnh hơn và có nhu cầu cao hơn về những lợi thế khi đăng ký doanh nghiệp thì có thể làm việc này.
Vấn đề về thuế
Để kinh doanh dropshipping một cách hợp pháp thì bạn cũng cần phải tìm hiểu về thuế trong lĩnh vực này. Thuế là một vấn đề cần phải quan tâm trong kinh doanh quốc tế. Với doanh thu nhỏ thì có thể bạn không cần bận tâm đến nhưng khi hoạt động kinh doanh của bạn lớn hơn, doanh số gia tăng thì bạn không nên bỏ qua vấn đề này.
Thuế trong kinh doanh Dropshipping gồm 2 loại đó là: Thuế bán hàng và thuế thu nhập. Tuy nhiên việc áp dụng hay phạm vi áp dụng còn phụ thuộc vào mỗi quốc gia hoặc mỗi tiểu bang tại Hoa Kỳ.
Thuế trong kinh doanh online trên nền tảng TMĐT như Shopify sẽ được tính từ vị trí địa lý người mua chứ không phải từ bạn. Ví dụ, khách hàng của bạn đến từ California thì thuế sẽ được tính theo quy định của bang này. Và các bang khác cũng tương tự như vậy.
Thuế bán hàng – Sales Tax
Trước tiên bạn cần lưu ý giúp tôi rằng, bài viết này đang nói về mô hình kinh doanh Dropshipping nên sẽ có một số khác biệt với mô hình kinh doanh khác.
Thuế bán hàng cũng giống như VAT, là khoản thuế mà người mua cuối cùng phải nộp. Có nghĩa là khi khách hàng của bạn mua một sản phẩm trên gian hàng của bạn, họ sẽ bị tính thuế bán hàng trên mỗi sản phẩm mà họ mua.
Việc bạn tính thêm thuế trên mỗi sản phẩm nó sẽ phụ thuộc vào một số trường hợp như quốc gia của người mua, nhà cung cấp Dropshipping đã bao gồm thuế trong giá bán cho bạn hay chưa?
Khi khách hàng nhận một sản phẩm đã mua từ trang bán hàng của bạn nhưng thực tế khi họ nhận hàng thì giao dịch này sẽ được ghi nhận giữa nhà cung cấp Dropshipping và người mua.
Nếu phân tích thuế thì cũng còn nhiều vấn đề phức tạp nhưng tóm lại khi kinh doanh Dropshipping trên Shopify bạn sẽ cần ghi nhớ một số vấn đề sau:
- Vào mục Taxes and duties và bật All prices include tax lên. Có nghĩa là thuế đã bao gồm trong giá bán, khi đến bước thanh toán khách hàng của bạn không bị tính thêm một khoản phí nữa.
- Shopify sẽ tổng hợp cho bạn biết doanh thu phát trên mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang để bạn biết được mình có phải nộp thuế hay không. Thuế phải nộp phụ thuộc vào quy định ngưỡng doanh thu ở mỗi tiểu bang (Mỹ). Tham khảo thêm ở đây
- Thuế sẽ bán hàng sẽ được tính sau mỗi năm tài chính. Vì vậy nếu bạn mới kinh doanh thì chưa cần thiết quan tâm đến vần đề này.
- Tóm lại là kinh doanh Dropshipping bạn không cần quan tâm đến thuế bán hàng. Nếu kinh doanh với mô hình khác bạn nên tham khảo những người có chuyên môn ở thị trường mà bạn nhắm đến.
Thuế thu nhập – Income tax
Thuế thu nhập là khoản tiền bạn trả dựa trên lợi nhuận mà cửa hàng của bạn tạo ra trong một năm. Lợi nhuận đó về cơ bản là “thu nhập” của doanh nghiệp của bạn. Nó giống như khi bạn nhận lương từ công ty, bạn sẽ bị trừ một khoản gọi là “thuế thu nhập”.
Từ định nghĩa trên thì bạn có thể suy ra rằng, nếu như bạn không có phát sinh thu nhập (hòa vốn hoặc lỗ) thì bạn sẽ không phải đóng khoản thuế này.
Thuế thu nhập được tính và đóng ở đâu?
Câu trả lời đơn giản là; tại chính quốc gia mà bạn đang sinh sống. Nếu bạn đang sống ở Việt Nam thì bạn sẽ đóng thuế thu nhập của mình tại Việt Nam.
Bản quyền và nhãn hiệu
Luật về bản quyền, nhãn hiệu có sự khác nhau ở nhiều quốc gia. Nhưng đa phần các thị trường mà chúng ta đang nhắm đến đều có những quy định và quản lý chặt chẽ về vấn đề này. Nhiều sản phẩm bạn đang bán rất “hồn nhiên” tại Việt Nam, các quốc gia Đông Nam Á, Châu Á… nhưng khi đưa sang thị trường như Mỹ, Châu Âu là bị cấm trong thời gian ngắn.
Bản quyền – Copyright
Bản quyền là quyền hợp pháp của chủ sở hữu tài sản trí tuệ . Nói một cách đơn giản hơn, bản quyền là quyền sao chép. Điều này có nghĩa là người tạo ra sản phẩm ban đầu và bất kỳ ai được họ ủy quyền là những người duy nhất được độc quyền sao chép tác phẩm.
Điều này có nghĩa là người tạo ra sản phẩm ban đầu và bất kỳ ai được họ ủy quyền là những người duy nhất có quyền đối với sản phẩm đó. Bạn sẽ nhận ra bởi biểu tượng ©
Nhãn hiệu – Trademark
Thuật ngữ Trademark đề cập đến một phù hiệu, cụm từ, một từ hoặc biểu tượng dễ nhận biết, biểu thị một sản phẩm cụ thể và phân biệt về mặt pháp lý với tất cả các sản phẩm khác cùng loại. Nhãn hiệu độc quyền xác định một sản phẩm thuộc về một công ty cụ thể và thừa nhận quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty đó.
Các sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu sẽ có biểu tượng ™ bên cạnh
Ngay cả khi bạn bán một sản phẩm có thương hiệu chính gốc thì có thể bạn vẫn gặp rắc rối nếu chủ sở hữu không cho phép bán lại chúng. Vấn đề là bạn phải đảm bảo được phép bán sản phẩm một cách hợp pháp.
Sản phẩm bị cấm
Một số sản phẩm đặc biệt có thể cần được sự phê duyệt chính xác nhưng có những sản phẩm bị cấm hoàn toàn tại quy định của từng thị trường cụ thể.
Các sản phẩm bị cấm hoàn toàn:
- Ấn phẩm dành cho người lớn
- Ma túy và dụng cụ tiêm chích ma túy
- Hàng hóa bị cấm vận và các quốc gia bị cấm
- Súng, vũ khí và dao
- Vật liệu nguy hiểm, bị hạn chế
- Các mặt hàng phục vụ cho hoạt động bất hợp pháp
- Danh sách địa chỉ và thông tin cá nhân
- Chính sách về thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe
- Các dịch vụ bị cấm
- Tài sản bị ăn cắp
Việc bạn kinh doanh các sản phẩm bị cấm là vi phạm pháp luật ra thì bạn sẽ gặp các vấn đề khác như: Bị khóa tài khoản bán hàng, khóa tài khoản quảng cáo, cổng thanh toán bị đóngvà cấm vĩnh viễn.
Kết luận
Thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được việc kinh doanh theo mô hình Dropshipping là hoàn toàn hợp pháp. Nhưng nếu như bạn sử dụng mô hình này để kinh doanh bất hợp pháp, vi phạm chính sách thì nó sẽ không còn hợp pháp nữa.
Vì vậy, để kinh doanh lâu dài và bền vững, bạn hãy luôn ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật, nền tảng thương mại điện tử và cổng thanh toán…
Chúc bạn thành công!
[Duy Alex]