Marketing Quảng cáo trả phí

Hướng dẫn Google Shopping trên Shopify

Cập nhật mới nhất vào: Tháng Một 25, 2024 by Duy Alex

Cách đây gần 2 năm tôi đã có một bài viết giới thiệu về Google Shopping trên website này, thời điểm đó Google mới thử nghiệm ở một số thị trường nhất định. Trong hiện tại, chúng ta có thể thấy nó đã phổ biến ở hầu hết các thị trường và cho thấy sự hiệu quả hơn nhiều so với Google Adwords text truyền thống.

Google Shopping là gì?

Đây là dịch vụ quảng cáo trả phí của Google Adwords nhưng kết quả được hiển thị dưới dạng hình ảnh ở kết quả tìm kiếm. Nó tạo ra sự trực quan và thu hút người xem, chính vì vậy nên nó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Tại sao nên dùng Google Shopping?

Với những gì hình thức quảng cáo này mang lại trong thời gian qua thì có thể khẳng định Google Shopping mang lại nhiều ưu thế hơn hẳn so với Google Adwords dạng text truyền thống. Theo thống kê, hiện nay khoảng trên 50% các nhà quảng cáo đã chuyển sang sử dụng Google Shopping khi chạy các chiến dịch quảng cảo tìm kiếm.

  • Chi phí trên mỗi lần nhấp chuột (CPC) hiện nay là thấp hơn so với Text Ads.
  • Tỷ lệ chuyển đổi là vượt trội khi thông tin được hiển thị trực quan cùng giá sản phẩm và hình ảnh
  • Hiển thị được ngay lợi thế cạnh tranh của bạn trên kết quả tìm kiếm như:  giá cả, phí vận chuyển, khuyến mại…
  • Khi chạy các chiến dịch quảng cáo, chúng ta thường phải chú ý đến ROAS (return on advertising spend) – lợi tức chi tiêu quảng cáo khi phân tích hiệu quả của chiến dịch. Ở điểm này thì hiện nay Google Shopping đang mang lại hiệu quả như mong đợi.
  • Cũng giống như Text Ads, bạn thể kiểm soát một số yếu tố như sản phẩm hiển thị, giá thầu, điều chỉnh cho thiết bị và vị trí. Nhưng một số yếu tố lại đơn giản hơn đó là bạn không cần phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu từ khóa, thay vào đó chúng ta chỉ xem xét vào mức độ phổ biến của từ khóa mà chúng ta cần chạy. Do đó, nó rất tuyệt vời cho các sản phẩm mà người dùng hiểu rõ về những gì họ đang tìm kiếm. 
  • Kết quả tìm kiếm được hiển thị nhiều nơi hơn mang đến cho chúng ta cơ hội tiếp cận khách hàng nhiều hơn.

Để tạo quảng cáo trên Google Shopping

Để đăng ký và chạy các chiến dịch với hình thức này bạn cần 3 hạng mục:

  • Tài khoảng Google Adword: Bạn đăng ký một tài khoản Google Adword đơn giản chỉ bằng gmail.
  • Tài khoản Google Merchant: Đây là tài khoản của Google giúp bạn quản lý sản phẩm dùng để chạy các chiến dịch (nguồn dữ liệu cấp)
  • Nguồn cấp dữ liệu: Đây là chính là sản phẩm của bạn được quản lý thông tin theo định dạng của Google Shopping. Bạn có thể quản lý bằng Excel hoặc ứng dụng trên Shopify.

Đăng ký tài khoản Google Merchant:

Để đăng ký một tài khoản không có gì khó khăn vì nó sử dụng tài khoản Gmail của bạn. Nhưng điều làm đau đầu không ít người đó là chờ đợi sự chấp thuận cũng như tránh các khả năng bị treo hoặc đình chỉ hoạt động.
Nhiều bạn hỏi tôi về cách để vượt qua các quá trình này, thực ra không có mánh khóe gì ở đây hết. Duy nhất đó là “chấp hành” các quy định của Google mà thôi. Tôi sẽ nói về một số lỗi khiến cho việc này thường gặp trục trặc ở những bước phía dưới
Bạn hãy điền và hoàn thiện các trường để tiến hành các bước đăng ký: Đọc thêm tại đây
Bạn cần xác minh rằng bạn là chủ website mà mình dùng để cấp dữ liệu quảng cáoBạn sẽ hoàn thành các bước xác minh của mình theo hướng dẫn từ Google. Sau đó bạn tiến hành setup hai mục là Tax – thuế và Shipping.

Chúng ta sẽ thiết lập theo những gì đã thiết lập thuế và vận chuyển trong phần Shipping trên Shopify.

Tác dụng của việc hiển thị là khá lớn đối với quyết định click vào sản phẩm của bạn. Ví dụ bạn để là Free shipping thì sẽ có lợi hơn các đối thủ khác rất nhiều.

Điểm quan trọng nữa là bạn sẽ điền đầy đủ các thông tin về website của mình trong mục Business Information. Đây là những yếu tố giúp Google tin tưởng dịch vụ mà bạn quảng cáo sau này, và dễ được chấp nhận hơn.

Nguồn cấp dữ liệu cho Google Shopping

Đây là phần được coi là quan trọng nhất trong chuỗi thiết lập cho dịch vụ này. Nguồn dữ liệu này chính là tập thông tin về sản phẩm được cung cấp cho Google Merchant nhưng phải tuân theo một định dạng để nó dễ dàng hiểu được. Nếu bạn thiếu một số dữ liệu hoặc không tuân thủ 100% theo hướng dẫn của Google, các sản phẩm của bạn sẽ không được chấp thuận.
Để tạo danh mục thông tin sản phẩm, bạn có thể dùng bảng tính Excel trên trang tính của Google hoặc sử dụng ứng dụng để tích hợp vào website như trên Shopify.

Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ dành cho nền tảng Shopify nên sẽ dùng ứng dụng để tích hợp trên đó.

Có rất nhiều ứng dụng trên shopify để làm việc này, tuy nhiên tôi khuyên bạn nên dùng ứng dụng do Shopify phát triển vì nó miễn phí và ổn định.

Chỉ những sản phẩm đã được Approved bạn mới có thể tạo chiến dịch quảng cáo trên Google Adwords nhé. Các khó khăn thường xảy ra ở bước này, nó có rất nhiều nguyên nhân nhưng chung quy lại là bạn đã làm sai hoặc thiếu khiến cho Google Merchant không đọc được dữ liệu cấp.

Làm sao để Google Shopping chấp nhận?

Dưới đây là những gì bạn phải làm để các sản phẩm của mình được Approved:

  • ID sản phẩm: Với Shopify thì ID sẽ được tạo một cách tự động 
  • Tiêu đề: Bạn chỉ được tạo tối đa 150 ký tự, tuy nhiên Google chỉ sử dụng 35 ký tự nên bạn hãy cố gắng đưa thông điệp quan trọng đầu tiên.

  • Mô tả: Mô tả sản phẩm là nơi bạn cung cấp tất cả các chi tiết về sản phẩm mà khách hàng quan tâm: tính năng, kích thước, hướng dẫn sử dụng, v.v.Những mô tả này không hiển thị trong kết quả tìm kiếm, nhưng chúng xuất hiện trong Shopping portal  (đây là tab của trang kết quả tìm kiếm).


Bạn có tới 5000 ký tự, nhưng chỉ khoảng 175 ký tự được hiển thị cho nên bạn cố gắng chèn nội dụng quan trọng đầu tiên. 

  • Danh mục sản phẩm: Đây là Collection trên Shopify, bạn đưa sản phẩm của mình vào danh mục tương ứng để khách hàng dễ hiểu và Google dễ dàng phân loại
  • Loại sản phẩm: Bạn thêm vào Product type trong Shopify

  • Hình ảnh sản phẩm: Đây là hình ảnh sản phẩm chính. Tốt nhất là sử dụng hình ảnh chất lượng cao, từ là 800px x 800px trở lên. Không nên chèn text, logo vào hình ảnh chính nhé! Sử dụng hình ảnh ở góc độ khác biệt sẽ làm nổi bật sản phẩm của mình hơn so với các đối thủ khác.

  • Tồn kho: Nhiều bạn không chú ý đến mục Inventory, nếu Google quét thấy tồn kho của bạn không khả dụng sẽ ngưng chấp thuận quảng cáo dành cho sản phẩm đó. 
  • Giá bán: Giá sản phẩm và loại tiền tệ là một thuộc tính bắt buộc cho tất cả các sản phẩm. Ví dụ: 15,00 USD. Tiền tệ cần phải phù hợp với quốc gia bạn đang tạo nguồn cấp dữ liệu.

Google rất nghiêm ngặt về tính chính xác của tất cả dữ liệu trong nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn. Những gì bạn đưa vào nguồn cấp dữ liệu của bạn cần phải phù hợp với dữ liệu trên trang web của bạn. Nếu giá không khớp  sản phẩm sẽ bị từ chối. 

  • Các mục khác bạn có thể để trống

Sau khi bạn hoàn thành các nội dung trên chúng ta Save&Publish chờ được Google chấp thuận, nếu xảy ra lỗi thì tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể mà bạn hãy sửa lại cho phù hợp. Sản phẩm được chấp thuận lúc này bạn mới có thể liên kết với Google Adwords để tạo quảng cáo. 
Chúc bạn thành công!

[Duy Alex]

5/5 - (1 bình chọn)

Thân tặng bạn cuốn Ebook về Dropshipping với Tiktok!

Tải xuống và thực hành nhé.

Số nhận xét (1)

  1. kaka
    Tháng Mười Một 15, 2021 Trả lời

    Chào anh Duy
    Cho mình hỏi là khi mình cài đặt Shipping trong Shoppify thì do có nhiều loại sản phẩm quần áo nên tạo nhiều profile(Crea new profile) phí vận chuyển cho các sản phẩm, nên phần General Shipping rates không có sử dụng nhưng khi kết nối với Google channel thì nó lại báo lỗi là chưa cài đặt phí vận chuyển trường hợp này mình sẽ phải làm sao để phần cài đài đặt shipping trong shopify nó liên kết tự động với google ?
    xin cám ơn anh

Gửi nhận xét của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *